Sự ảnh hưởng của rác thải đối với cuộc sống



Những loại rác thải được thải ra từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, y tế… có thể gây nguy hại cho môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng ta. Đặc biệt, tại những nước đang phát triển như Việt Nam, những “cuộc chạy đua” về phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cùng với việc thiếu thức trong việc bảo vệ môi trường khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng


Những loại rác thải được thải ra từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, y tế… có thể gây nguy hại cho môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng ta. Đặc biệt, tại những nước đang phát triển như Việt Nam, những “cuộc chạy đua” về phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cùng với việc thiếu thức trong việc bảo vệ môi trường khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo một báo cáo thống kê, hiện nay, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải thải ra biển hằng năm. Không những môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.


Rác thải là gì?

Rác thải là tất cả những chất thải thường ngày mà con người thải ra trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất, y tế, xây dựng… Rác thải có thể là bao nilông, vỏ bánh kẹo, vỏ cơm hộp, thức ăn thừa, giấy vụn, chất hóa học, các loại phế liệu bẩn… Hiện nay, chính phủ cũng có những biện pháp, những chính sách nhằm hạn chế tình trạng thải rác thải ra môi trường, thế nhưng tình trạng xả rác bừa bãi vẫn chưa được quán triệt. Sự phát triển của các khu công nghiệp, phương tiện giao thông, ngành hóa chất… đã khiến lượng rác thải trở nên nhiều hơn từng ngày.

Bên cạnh những loại rác thái có thể phân hủy được cũng có vô số loại rác thải trải qua hàng trăm năm mới có thể phân hủy. Nếu không có biện pháp phân loại rác thải, thu gom và xử lý rác thải trong tương lai không xa con người sẽ “nằm trên đống rác” với rất nhiều chất độc hại, ô nhiễm và nhiều loại dịch bệnh kéo theo.

Những tác hại của rác thải

Nếu không có những biện pháp thu gom và xử lý kịp thời, rác thải có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người:

  • Là môi trường tốt cho những loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở, khi khuẩn phát triển có thể kéo theo những dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sự phát triển của các loài sinh vật.
  • Các chất thải độc hại như: H2S, NH3, CH4, SO2, CO2… là những tác nhân chính gây ô nhiễm bầu không khí. Hiện nay, bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng kéo theo những căn bệnh về đường hô hấp, những căn bệnh về da… Nghiêm trọng hơn những loại khí thải này có thể gây lủng tầng ozon, khiến trái đất nóng lên, gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
  • Những loại rác thải có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nước, làm thiếu nước sạch trong sinh hoạt, kéo theo vô số những bệnh tật cho con người. Thêm vào đó, rác thải có thể làm biến đổi hệ sinh thái, khiến nhiều loại động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Rác thải còn cản trở sự phân hủy và tổng hợp các chất, khiến cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu chất dinh dưỡng… Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nông nghiệp.
  • Những chất độc, những chất phóng xạ… từ hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lạ trong thời gian gần đây.
  • Những chất thải tích tụ gặp điều kiện thuận lợi có thể gây cháy nổ thiệt hại về người và của cải.



Xử lý rác thải trong thời buổi hiện nay

Trước những tình trạng đáng báo động của môi trường, những cảnh báo của giới chuyên môn về môi trường và những hậu quả con người đã phải gánh chịu trong thời gian vừa qua. Hiện nay, xử lý rác thải đang là một trong những vấn đề được rất nhiều người dành sự quan tâm đặc biệt. Có rất nhiều cách thức để xử lý lượng chất thải thải ra môi trường có thể kể đến như:

Một số những phương pháp giúp xử lý rác thải phổ biến được nhiều người quan tâm đó là:

  • Sử dụng hóa chất để xử lý các chất thải
  • Thu gom và phân loại chất thải
  • Sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại
  • Sử dụng phương pháp sinh hoạt
  • Sử dụng các phương pháp vật lý
  • Sử dụng lò đốt chất thải rắn, máy nghiền chất thải…

Bên cạnh đó để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cần phải có những chính sách nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.